Hotline

0983 840 966

0908 155 332

Kinh doanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Hotline

0983 840 966

0908 155 332

Kinh doanh

Sản phẩm mới

VIDEO CLIP

THỐNG KÊ TRUY CẬP

icon
Trực tuyến : 1
icon
Hôm nay : 36
icon
Tuần này : 239
icon
Tổng lượt : 124575

Tin tức

« Quay lại

Diện tích và sản lượng điều ở Tây Nguyên giảm mạnh

Năng suất điều của các tỉnh Tây Nguyên cũng giảm khá nhanh, từ 25 - 30 tạ/ha năm 2010 nay giảm xuống chỉ còn 10 - 12 tạ/ha

Diện tích và sản lượng điều ở Tây Nguyên giảm mạnh


Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, diện tích trồng cây điều ở các tỉnh Tây Nguyên hiện chỉ còn khoảng 70.000 ha, giảm trên 30.500 ha so với năm 2010, trong đó, Đắk Lắk là địa phương có diện tích điều giảm nhiều nhất từ trên 45.000 ha năm 2010 nay chỉ còn 22.900 ha. Năng suất điều của các tỉnh Tây Nguyên cũng giảm khá nhanh, từ 25 - 30 tạ/ha năm 2010 nay giảm xuống chỉ còn 10 - 12 tạ/ha. Thậm chí, hàng nghìn ha điều ở một số địa phương chỉ cho thu hoạch 2-4 tạ điều nhân/ha.


Theo ông Trang Quang Thành, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, một trong những nguyên nhân diện tích điều giảm nhanh là do phần lớn diện tích cây điều trồng trên đất xám bạc màu, trồng thực sinh bằng các giống cũ, thiếu các biện pháp thâm canh, đầu ra thiếu ổn định nên khiến cây điều không cạnh tranh nổi với các loại cây trồng khác. Phần lớn diện tích đất trồng điều được đồng bào các dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên chuyển sang trồng cao su, cà phê, ca cao, các loại cây ngắn ngày khác như ngô lai, đậu đỗ…mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.


Huyện Ea Súp trước đây là vùng trọng điểm cây điều của tỉnh Đắk Lắk, với trên 16.000 ha nhưng nay đã chuyển hầu hết diện tích điều này sang trồng rừng nguyên liệu giấy hoặc trồng cao su để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.


Tại tỉnh Gia Lai, từ năm 2001, tỉnh đã đầu tư trên 29 tỷ đồng quy hoạch huyện Krông Pa là vùng trọng điểm cây điều của tỉnh và hỗ trợ đồng bào các dân tộc trên địa bàn trồng được trên 10.000 ha để cung cấp nguyên liệu mỗi năm trên 10.000 tấn điều thô cho nhà máy chế biến điều xuất khẩu. Thế nhưng, hiện nay, vùng trọng điểm cây điều này cũng giảm xuống chỉ còn chưa đến 4.000 ha.


Trước tình hình trên , các tỉnh Tây Nguyên đã chỉ đạo các địa phương tiến hành khảo sát, đánh giá lại diện tích điều hiện có, xác định các vườn điều năng suất thấp, trồng bằng các giống thực sinh đã thoái hoá trên cơ sở đó có kế hoạch hướng dẫn dẫn đồng bào thay bằng các giống điều ghép như ES-04, EK- 24, BĐ- 01, KP- 11, KP- 12, DH 66, DH 67, B01…có năng suất cao, hạn chế được sâu bệnh hại. Các tỉnh cũng hướng dẫn đồng bào từng bước nâng dần trình độ thâm canh cây điều, nhất là chú trọng đến việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong sản xuất điều như chăm sóc, bón phân, tỉa cành tạo hình…nhằm không nhứng đạt năng suất, sản lượng, tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc thu lợi nhuận tăng cao mà còn từng bước đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến điều xuất khẩu trên địa bàn hoạt động./.